Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/574f998868.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Tukums, 23h00 ngày 9/4: Quá chênh lệch
Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn (Hà Nội) chia sẻ quan điểm về bạo lực học đường sau khi clip quay nữ sinh Huế bị bạn đánh hội đồng gây xôn xao.
Ông nhận định thế nào về những vụ bạo lực học đường diễn ra ngày càng dã man trong thời gian gần đây?
- Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn: Nói về bạo lực học đường, tôi nhấn mạnh đến quan niệm bắt nạt. Dẫu khác biệt từ góc nhìn của phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo, chuyên viên tâm lý, hay nhà làm luật thì việc bắt nạt luôn để lại nhiều hậu quả tiêu cực do hành động lặp đi lặp lại của kẻ gây nên sự vụ.
Cần khẳng định, thực tế đời sống học đường, sự bắt nạt khởi tạo nguy cơ sức khỏe tâm thần nghiêm trọng có thể dẫn tới các rối loạn lo âu, trầm cảm, hạ thấp lòng tự tin, thậm chi khiến nạn nhân lựa chọn tự sát để kết thúc những đau đớn kéo dài cả về thể xác lẫn tâm trí.
![]() |
Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn |
Theo ông, những nguyên nhân gì khiến việc đánh đập bạn bè ngày càng trở thành “cơm bữa”?
- Các em có thể đánh bạn vì bất cứ lý do gì. Quá xinh đẹp “thu hút” hết sự chú ý của bạn nam: đánh. Béo phì nhìn “xấu đội hình của lớp”: mạt sát, giật tóc, cấu véo. Học giỏi khiến thày cô hay “dẫn chứng” so sánh: đánh… Không ngoan, không nghe lời: đánh… Chỉ cần có lý do “không thuộc về đám đông” thì các em đều bị bạn bè bắt nạt. Thậm chí chỉ là trông kỳ cục, chướng tai gai mắt.
“Mỗi trường cần có các chuyên gia tâm lý học đường để kịp thời lắng nghe, tư vấn cho các em, đặc biệt là những tâm sự liên quan đến việc bắt nạt. Em bị bắt nạt có thể tin cậy đến tìm sự trợ giúp còn người bắt nạt cũng được giúp đỡ để có cách giải quyết cơn giận dữ một cách tích cực hơn”– chuyên gia tâm lý Ngô Toàn |
Lứa tuổi các em cũng dễ đánh nhau để tăng “tính hấp dẫn giới tính”. Các em nam đánh nhau để tạo độ quyến rũ và hấp dẫn đối với bạn nữ. Còn nữ lại thông qua hành động làm nhục (thường về hình thể bên ngoài) như đồn thổi ác độc và cô lập xã hội bạn cùng giới để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh về mặt tính dục. Thực tế, các cô gái mới lớn xinh đẹp rất dễ trở thành nạn nhân của bắt nạt xã hội hơn.
Tuy nhiên, hành vi bắt nạt của nam thường bộc lộ, dễ bị phát hiện hơn so với nữ nhưng mâu thuẫn giữa các bạn nữ lại nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, các hành vi bắt nạt của nữ khó phát hiện.
Cùng với thời gian, các hình thức bắt nạt ngày càng phong phú và phức tạp hơn: bắt nạt trên mạng xã hội, các giao tiếp trực tuyến internet… Để tránh bị bắt nạt nhiều em đã phải “đánh mất bản sắc” tỏ ra hoà đồng giống như số đông, trong đó có cả việc làm cho mình “xấu đi”, “học kém đi”, “tồi tệ đi”. Việc các em đứng im không dám lên tiếng bênh vực hoặc cũng giễu cợt “hội đồng” bạn bị đánh cũng có lý do “để mình giống số đông”.
Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, mức độ bạo lực cũng trầm trọng hơn nhưng hình như chúng ta đang "bất lực"?
-Theo tôi, cần có sự “bắt tay” của nhiều ngành, nhiều người mới có thể hạn chế được bạo lực học đường. Mỗi lứa tuổi có sự phản kháng, kiểu sáng, mức độ bắt nạt bạn bè khác nhau. Nhỏ thì cấu chí, trêu chọc nhưng nếu không được bố mẹ, thầy cô uốn nắn, chỉ dạy để chấm dứt việc trêu bạn thì lớn lên có thể là đánh đập bạn.
Trong nhà, bố đánh mẹ, mẹ chửi con thì con trẻ cũng sẽ “học” được việc dùng nắm đấm để giải quyết các mâu thuẫn với bạn bè. Trong lớp, thầy cô phải sâu sát học sinh để nắm được các mâu thuẫn, tìm cách tháo gỡ giúp các em ngay từ “trứng nước”. Việc xử phạt phải công khai, công bằng, cũng không nên “đổ thêm dầu vào lửa” khi khen chê các em một cách quá sỗ sàng, thô lỗ. Điều đó sẽ khiến các em càng căm tức bạn hơn và tìm cách “trút hận” lên bạn.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Mỵ Lương/ Dân Việt)
Xem thêm:
Nữ sinh Huế bị 4 bạn đánh tới tấp trong trường">Nữ sinh đánh bạn dã man vì chuyện yêu: Vấn đề tính dục
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết, Sở đã có văn bản yêu cầu các trường tỉa cành nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Hiện, chỉ có 2 cây phượng ở trường Mầm non Hoa Sen (đường Lê Hồng Phong, TP Vinh) trong diện phải chặt bỏ vì cây già cỗi, mục rỗng.
Tuy nhiên, trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc) lại cho chặt cây chứ không phải tỉa cành.
"Hiện đoàn thanh tra đang xuống làm việc. Ai sai phạm đến đâu tôi sẽ cho xử lý kỷ luật nghiêm và có biện pháp chấn chỉnh trong toàn ngành" - ông Thành thông tin.
2 cây phượng ở Trường Mầm non Hoa Sen bị chặt bỏ |
![]() |
...và thay thế bằng 2 cây mới không có một chiếc lá che mát |
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh 2 cây xà cừ lâu năm tại Trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc) bị chặt hết cành, chỉ còn thơ lơ ít lá và 1 cây bị chặt hạ khiến không ít phụ huynh băn khoăn.
Theo một số người dân, những cây xà cừ này được trồng những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước nên đường kính lớn và gỗ rất có giá trị.
![]() |
Cây xà cừ hơn 40 năm tuổi tại Trường THPT Nghi Lộc 2 bị cắt tỉa |
![]() |
Gỗ cây xà cừ bị chặt được tập kết trong khuôn viên Trường THPT Nghi Lộc 2 |
Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, qua kiểm tra cho thấy ở Trường THPT Nghi Lộc 2 có 3 cây xà cừ, trong đó nhà trường cho tỉa cành 2 cây hơi "quá", còn 1 cây bị chặt do cho rằng cây bị hỏng.
Tuy nhiên, khi chặt xuống thì bên trong thân cây vẫn bình thường.
![]() |
![]() |
Cây xà xử cổ thụ gắn liền với bao thế hệ học sinh đã bị chặt bỏ |
“Hôm qua, Sở GD&ĐT làm việc với Trường THPT Nghi Lộc 2, đề nghị Ban giám hiệu nhà trường kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm. Sau này trường phải có sự bàn bạc, chặt như thế nào, thời điểm nào từ đó rút ra bài học cho nhiều trường học khác. Các trường cần có sự linh hoạt, tính chủ động, chứ không thể thái quá”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 1/6, Sở GD&ĐT Nghệ An có văn bản định hướng các nhà trường chủ động liên hệ, phối hợp với các cơ quan chuyên môn để rà soát toàn bộ cây xanh trong khuôn viên trường; xử lý ngay những cây bị nghiêng, có hiện tượng mối mọt.
Tuy nhiên, Sở lưu ý các trường phải cân nhắc trước khi chặt cây, không chặt cây một cách đồng loạt, máy móc làm ảnh hưởng đến không gian xanh của nhà trường.
Nói có thì cần khảo sát đầy đủ. Nhưng, nói không thì không thật, trước hết với chính mình.
">Chặt cây cổ thụ tươi tốt, trường học ở Nghệ An bị kiểm điểm
- Nhiều người xem bạn diễn trong phim 'Chúng ta của 8 năm sau' đều có chung một quan điểm rằng đáng ra bạn phải xuất hiện sớm hơn?
Tôi từng được đạo diễn Bùi Tiến Huy mời 1 lần nhưng dịp này mới có duyên. Tôi biết ơn điều này coi đó là sự trân trọng mà ít diễn viên có được. Sau khi đọc kịch bản, tôi thích Dương vì có nhiều điểm là tôi và tôi có thể làm Dương thật đặc biệt. Hơn nữa, tôi đến với phim truyền hình cũng chính là phép thử của chính mình. Đây là một phép thử nghiêm túc. Tôi mang bản thân mình đến với công chúng rộng hơn.
- Tại sao bạn phải thử? Vì Hoàng Hà thiếu tự tin hay có điều gì hoang mang?
Gọi là thử vì nó là lần đầu tiên. Lúc này tôi rất vui với sự đón nhận và yêu mến của khán giả với nhân vật Dương. Khán giả muốn được xem Hoàng Hà đóng tiếp. Điều đó là động lực để tôi có thể chọn một dự án nữa của VFC để đến gần hơn với khán giả.
- Ở những tập đầu, truyền thông và khán giả cho rằng Hoàng Hà thoại “thô cứng”, bạn có buồn?
Truyền thông và dư luận có nhiều ý kiến tôi bình tĩnh đọc thôi. Tôi tỉnh táo phân tích cái họ không thích mình hay không thích nhân vật. Có những người quen nề nếp sẽ không thích Dương ở vài tập đầu vì cô ấy khác họ. Người ta không dễ thích những cái không giống mình. Tôi không thể bắt khán giả bình luận những điều mà bản thân tôi lắng nghe. Trước những lời khen tôi tỉnh táo để biết chính xác mình đang làm tốt hay không.
- Phản hồi nào của khán giả về vai Dương trong 'Chúng ta của 8 năm sau' khiến bạn ấn tượng?
Thú thực với phim này tôi muốn xem và nghe về khán giả nói gì về mình. Tất nhiên tôi cũng mong được yêu thích nhưng lại sợ kỳ vọng nhiều thì ngã xuống sẽ đau hơn nên tôi cố gắng bớt kỳ vọng. Tôi đọc được bình luận của người lớn tuổi rằng: “Cháu diễn hay quá, thằng cháu 6 tuổi của cô xem cháu diễn mà khóc kiểu như vừa bị đánh ấy!”. Tôi giống như được mở mang, được biết nhiều người hơn cách khán giả bộc lộ, họ nhắn tin bình luận cho vai diễn của mình.
Tôi không tham nhận phim ồ ạt
- Hoàng Hà có sẵn sàng tâm thế để trở thành một ngôi sao…
Có! Tôi cũng sẵn sàng cho hành trình phía trước, sẵn sàng để đi với bước đường lớn hơn. Trong quan điểm của tôi một người làm bất cứ việc gì nếu như làm tốt chắc chắn sẽ thành công. Và nếu bạn là nghệ sĩ, bạn làm rất tốt việc của bạn chắc chắn khán giả sẽ biết đến bạn.
- Hoàng Hà có phải là người kén chọn với những dự án khó?
Thực ra sự khó dễ nó nằm ở tiêu chuẩn của mỗi người. Tôi sẽ không chọn những dạng vai nhân vật 1 chiều, 1 màu, không có gì để xem. Những nhân vật như vậy không dành cho tôi. Tôi sẽ hứng thú hơn khi được làm những nhân vật nhiều trúc trắc trong tâm lý. Có nhiều dự án đến và tôi đã từ chối.
Tôi không tham nhận phim ồ ạt rồi xuất hiện dày đặc để người ta mới nhớ đến mình. Như vậy có khi còn có tác dụng ngược lại, khán giả phát ngấy hình ảnh của mình mất. Đôi khi cũng không phải tôi khó mà thị trường của chúng ta chưa có nhiều kịch bản hay nên tôi nghĩ rằng mình cần phải biết từ chối.
Mọi người nói tôi khó tính
- Có ai nói bạn khó tính chưa?
Có! Mọi người nói tôi khó tính, bị OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - PV). Biết làm thế nào được. Tôi kỹ tính vì một phần thừa hưởng đức tính từ bố, một phần được truyền cảm hứng rất nhiều từ đạo diễn Leon Lê. Anh ấy rất khó tính và kỹ tính. Tôi nghĩ đó cũng chính là lý do mà phim của anh ấy thành công.
Với phim Chúng ta của 8 năm sau, tôi và team của mình đã phải nghiên cứu rất kỹ từ lúc phân tích về nhân vật. Tôi có stylist để làm hình ảnh cho nhân vật Dương của Chúng ta của 8 năm sau.Không phải VFC làm mà tôi chủ động đề xuất để mình chủ động cho nhân vật. Chúng tôi làm cả powerpoint chỉn chu để mang lên nói chuyện với đạo diễn là cô ấy mặc như thế, lý do vì sao cô ấy đeo cái khăn này, cái đồng hồ này, quần áo màu sắc ra làm sao, vì sao lại thế, cảnh vui, buồn mặc như thế nào…
- Kỹ tính thế, bạn có sợ cộng sự của mình thấy khó chịu?
May mắn là những cộng sự có thể trao đổi với tôi được. Tôi là người thẳng tính. Tôi luôn hỏi họ: “Em nói thế thì anh chị/bạn có hiểu không? Em có đang bị lo lắng quá không?”. Nếu họ nói: “Anh nghĩ là không cần đến mức đấy đâu Hà; Hà ơi em phải thoáng hơn một chút để mình đi qua được tập phim này, đôi khi kỹ quá mình bị dậm chân tại đây" thì tôi học ngược lại từ họ.
Đi làm diễn viên thời gian đầu rất khó khăn
- Trong cuộc sống với gia đình. Hoàng Hà có được liệt vào danh sách “con nhà người ta”?
Cả hai chị em tôi không hẳn là hình mẫu con nhà người ta. Nếu từ cấp 2-3 mà cứ con ngoan trò giỏi đặt đâu ngồi đấy sẽ không có Hoàng Hà bây giờ đâu. Chắc là tôi sẽ đi làm kế toán, hoặc làm công viên chức nhà nước, làm trong bệnh viện vì gia đình tôi làm ngành y.
Tôi học 2 trường đại học với 2 ngành học Quản lý bệnh viện và Ngôn ngữ Hàn Quốc. Hồi cấp 3 tôi rất thích học. Tôi học giỏi, khi đó cũng có vẻ giống “con nhà người ta”. Đi làm diễn viên thời gian đầu rất khó khăn, rất phá cách, nổi loạn nhưng tôi vẫn lăn xả để có thành quả rồi nói chuyện tiếp với bố mẹ.
- Vậy có khi nào bố mẹ ngăn cản bạn theo nghiệp diễn?
Nếu một mực ngăn cản thì chưa bao giờ nhưng cũng không phải là một mực ủng hộ. Khi đi học, tôi biết là mình sẽ đi song song cả việc học và theo đuổi nghệ thuật. Tôi biết tận dụng thời gian và lúc mình học. Còn 1-3 năm đầu tiên chưa có thành tựu gì nhìn thấy được khi đi diễn, thi thoảng tôi đi làm về mọi người hay nói: “Con ơi! Nếu mà con thích công việc này thì cũng chỉ làm công việc này là tay trái thôi nhé!”. Tôi cũng thấy may mắn vì bố mẹ không làm lớn chuyện lên nên tôi cũng thấy đỡ đi được phần nào áp lực.
Năm 2015 khi học năm nhất đại học, sau 1 khóa học diễn xuất ngắn 3 tháng tôi có thi đỗ thủ khoa diễn viên của một trường nghệ thuật. Khi đó tôi có suy nghĩ có nên nghỉ ở trường Đại học Thăng Long để chuyển sang học diễn xuất không. Nhưng tôi nghĩ nếu mình nghỉ học thì gia đình sẽ dậy sóng.
- Có lần nào bạn khiến gia đình buồn lòng?
Bố mẹ từng có phần hụt hẫng khi năm ngoái 2022 tôi chuyển vào Sài Gòn sống. Sau Em và Trịnh, có nhiều dự án và cơ hội ở Sài Gòn nên tôi đã quyết định ở lại mảnh đất này. Tôi quyết định trong một dịp mua vé vào Sài Gòn công tác nhưng không book vé về nữa. Bố mẹ chưa kịp chuẩn bị tinh thần đó, nên rất sốc.
- Bạn có bao giờ phải đối diện với những cám dỗ từ nghệ thuật?
Tôi thấy may mắn vì chưa bao giờ phải đối diện với điều đó một cách trực tiếp. Tôi không phải người thuộc vào thế giới của những người “ăn chơi” như thế. Cơ bản tôi không muốn những thứ đó ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của mình khi làm nghệ thuật, đó là việc diễn xuất.
- Ngoại hình thấp bé Hoàng Hà có phải yếu điểm, hạn chế cho những vai đàn bà, sexy?
Tôi nghĩ có hạn chế không nó sẽ nằm ở tư duy của từng người. Nếu đạo diễn cảm thấy điều đó không phải hạn chế thì nó sẽ không là hạn chế. Và ngược lại, nếu đạo diễn cảm thấy hạn chế thì họ sẽ không chọn tôi. Nó nằm ở sự tự tin ở tôi hoặc đạo diễn.
Một người tôi làm việc gần đây là Phương Vũ Antiantiart và Lâm Đạo Đạo trong MV Call Me của Wren Evans. Hai bạn ấy muốn tôi làm vai diễn của MV để phá vỡ hình tượng nàng thơ của Hoàng Hà. Họ có niềm tin vì tôi là diễn viên chứ không phải người mẫu hay một người chỉ có gương mặt đẹp đi diễn. Khi thấy tôi đóng các cảnh trong MV họ rất khoái chí bởi vì “em không là nàng thơ nữa rồi”. Tôi rất thích những đạo diễn như vậy, họ phá phách sáng tạo và rủ mình. Tôi nghĩ ở quan điểm và sự tự tin, không nên giới hạn bản thân lại.
Tôi không yêu nhiều
- Chuyện tình cảm của Hoàng Hà thì sao?
Tôi không yêu nhiều. Không hẳn là bí mật nhưng tôi thuộc tuýp rất gìn giữ chuyện cá nhân. Với những người thích khoe đang yêu một cô diễn viên như thế này thì người đó không dành cho tôi vì không hợp.
- Khi yêu Hoàng Hà sẽ thế nào?
Tôi rất trân trọng! Tôi chỉ thấy là trong mắt tôi họ rất đẹp nhưng khán giả thì 9 người 10 ý, họ có thể nhận xét về người bên cạnh tôi đủ kiểu. Tôi nghĩ rằng người bên cạnh mình họ không đáng để nghe những điều đó. Chuyện của 2 người chỉ là của hai người là được, cả hai trân trọng nhau là đủ rồi.
- Nói vậy là bạn đang yêu?
Tôi cũng đang tìm hiểu. Tôi chỉ dám nói đến thời điểm này tôi chỉ có 1 người yêu cũ.
- Vậy bạn là một người yêu rất bền nhỉ?
Không! Người yêu cũ của tôi yêu cũng chỉ kéo dài 1 năm rưỡi thôi.
Hoàng Hà 'Chúng ta của 8 năm sau': Tôi chỉ có 1 người yêu cũ
Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà
Bình thường, bà chỉ quý anh chị và các con của anh chị. Trong vườn có mớ rau, con gà, bà cũng chỉ đùm dúm cho nhà anh chị ấy. Chúng tôi có mua quà cáp, mang về quê cho bà thì chỉ ngày hôm sau, số quà ấy sẽ theo xe khách, ngược Hà Nội, đến nhà của anh chị.
Nhưng ấm ức là vậy, bây giờ bà ốm, tôi cũng không dám trách cứ bà nửa lời.
Hàng ngày, vì tính chất công việc, chồng tôi đi từ sáng sớm tới tối khuya. Mọi việc cơm nước, chăm sóc cho bà, tôi là người đảm nhiệm.
Không biết có phải vì bà vốn không thích tôi nên mọi việc tôi làm, bà đều không hài lòng. Cơm cháo nấu lên, bà chê bôi đủ lời. Bà còn nói, không hiểu sao chồng tôi có thể sống với 1 người phụ nữ đoảng như vậy.
Chồng tôi biết mẹ hơi quá lời với vợ, nhưng thay vì an ủi động viên tôi, anh trách tôi không khéo léo, không biết nói lời ngon ngọt như chị dâu nên bà ghét cũng phải.
Tôi ức đến tận cổ. Hôm đó tôi đóng cửa phòng khóc cả tiếng đồng hồ.
Mẹ chồng tôi nghe thấy tiếng khóc. Bà gào lên đòi chết vì con cái bất hiếu. Mới nuôi mẹ được 1 năm mà khóc mếu, cãi nhau.
Tôi không nói lại bà nửa lời nhưng vì quá giận, tôi bỏ ra ngoài khiến mẹ chồng tôi bị kích động. Bà điện thoại sang nước ngoài cho con trai cả rồi kêu khổ. Anh này sau đó lại điện cho chồng tôi, nói chồng tôi phải bảo ban vợ về cách ứng xử khiến mâu thuẫn của tôi với chồng càng đẩy lên cao.
Tháng 2 âm lịch vừa qua, mẹ chồng tôi mất. Chúng tôi thu dọn đồ đạc ở quê cho bà thì phát hiện bà để lại 2 hộp sắt và 1 hộp trang sức có 8 chỉ vàng.
Trên chiếc hộp sắt đề tên vợ chồng tôi, tôi bật khóc khi thấy 1 danh sách. Trong đó, bà ghi lại tất cả những lần chúng tôi biếu bà tiền. Thậm chí trong đó ghi cả 12 tháng lương, mỗi tháng 3 triệu bà đòi khi lên chăm con cho chúng tôi cách đây 8 năm - điều từng khiến tôi giận nhất. Bởi khi ấy, vợ chồng tôi cực kỳ khó khăn. Lương 2 vợ chồng không đủ ăn. Tôi phải vay mượn và lấy hết tiền bảo hiểm thai sản để trả cho bà. Có tháng vay không được, tôi trả bà chậm thì bà làm mình làm mẩy, đòi bỏ về quê...
Nào ngờ, bà ghi lại hết và ứng với bảng danh sách đó là số tiền bà giữ lại không thiếu một đồng nào.
Còn hộp trang sức, bà viết rõ, cho tôi chiếc dây chuyền 3 chỉ để đeo vì bà thấy tôi chẳng có cái dây chuyền nào. 5 chỉ còn lại, bà cho chị dâu và 4 đứa cháu, mỗi người 1 chỉ.
Tôi xem xong, tự nhiên nước mắt không ngừng chảy. Có lẽ, bao nhiêu năm qua, bà vẫn thương tất cả chúng tôi, nhưng tôi lại không biết điều đó.
Tôi chỉ ước rằng, bà cởi mở với tôi hơn, ít nói lời cay nghiệt với tôi, có lẽ, tôi đã không phải ân hận vì 1 thời gian dài giận bà như thế này.
Tôi là đứa con dâu không tốt phải không mọi người?
Bố chồng tôi mất, cả nhà nhốn nháo vì ông đi quá bất ngờ. Nhưng vài ngày sau đó, chúng tôi tìm được tờ di chúc của bố. Đọc xong, ai cũng bất ngờ.
">Nàng dâu bàng hoàng phát hiện bí mật mẹ chồng giấu kín suốt 8 năm
Ông Đỗ Văn Xê cho biết từ nhiệm hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM vì lý do sức khỏe. Sau khi nghỉ hiệu trưởng, ông Xê làm cố vấn cho Chủ tịch Hội đồng trường là ông Đặng Thành Tâm.
Ông Đỗ Văn Xê từ nhiệm hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM |
Cũng trong cuộc họp chiều qua Hội đồng trường Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã bổ nhiệm ông Nguyễn Kim Quang, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM làm quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.
Ông Đỗ Văn Xê sinh ngày 31/12/1957, học ngành Nông học tại Trường ĐH Cần Thơ. Ngoài ra, ông học Phân tích thống kê tại University of the Philippines Los Banos; học Kinh tế tại Trường ĐH Oklahoma State (Mỹ). Năm 2008 – 2017 ông Xê được bầu làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ.
Ông Xê từng đạt giải thưởng Lãnh đạo công nghệ thông tin Đông Nam Á. Sau khi nghỉ hưu, ông Xê làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương từ năm 2018.
Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM trải qua nhiều năm thăng trầm do tranh chấp nội bộ. Sau khi bị đình chỉ tuyển sinh, trường mới được Bộ GD - ĐT cho phép tuyển sinh trở lại vài năm gần đây.
Lê Huyền
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định thi hành kỷ luật với Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Lê Vinh Danh.
">Ông Đỗ Văn Xê từ nhiệm hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM
Sau khi có điểm chuẩn vào lớp 10, phụ huynh học sinh, học sinh đối chiếu với điểm xét tuyển trên Phiếu báo điểm xét tuyển lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 - 2022 để biết được thí sinh trúng tuyển vào trường theo thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 đã đăng ký.
Danh sách học sinh được tuyển thẳng đã được gửi về các Phòng GD-ĐT và Phòng chịu trách nhiệm thông tin đến các trường trung học cơ sở danh sách học sinh của trường được xét tuyển thẳng.
Học sinh sẽ đăng ký nhập học từ ngày 24/8 đến 16h30 ngày 27/8.
Việc đăng ký nhập học theo hình thức trực tuyến theo hướng dẫn cụ thể của trường THPT.
Thí sinh chuẩn bị hồ sơ là các bản scan (ảnh chụp): Phiếu báo điểm xét tuyển lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 - 2022.
Các loại hồ sơ bản chính sẽ nộp bổ sung trực tiếp khi có thông báo.
Minh Anh
Hôm nay (20/8) Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2021-2022.
">15 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 thấp nhất TP.HCM năm 2021
友情链接